Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.
1. Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?
Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.
Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau: phí bảo hiểm = giá trị công trình * tỷ lệ phí bảo hiểm trong đó tỷ lệ phí do công ty bảo hiểm quy định ,tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm khảo sát.
2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
– Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác;
– Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;
– Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;
– Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng;
– Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;
– Trách nhiệm đối với người thứ ba.
3. Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng do ai chịu trách nhiệm?
Điểm e Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định khoản mục chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thuộc mục chi phí khác trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với một số loại công trình.
Theo đó, đối với công trình thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm thì việc mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng do chủ đầu tư thực hiện, trường hợp phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính trong giá hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thì việc mua bảo hiểm công trình do nhà thầu thực hiện phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đặc trưng của bảo hiểm công trình xây dựng
Việc mua bảo hiểm cho các công trình xây dựng, cho công việc khảo sát, thiết kế xây dựng và cho người lao động là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như người lao động trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Ngày 26/12/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
4.1. Đối tương mua bảo hiểm
Theo quy định tại Thông tư này, các đối tượng sau phải mua bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng bao gồm:
– Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).
– Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
– Nhà thầu thi công xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).
4.2. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý, như:
- Tổn thất phát sinh do bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
- Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm, tư vấn sử dụng các chất amiăng hoặc các nguyên liệu có chứa chất amiăng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên, như:
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, mục rữa, kết tạo vẩy cứng (như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác), khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền, như:
Các tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính được nhà thầu tư vấn sử dụng để thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
d) Tổn thất mang tính thảm họa, như:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, hành động khủng bố, phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và bên thứ ba (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Thứ hai: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thỏa thuận với bên mua bảo hiểm và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác (nếu có) thuộc các tổn thất quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP và phù hợp với quy định pháp luật.
4.3. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý, như:
- Tổn thất phát sinh do bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
- Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm, tư vấn sử dụng các chất amiăng hoặc các nguyên liệu có chứa chất amiăng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên, như:
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, mục rữa, kết tạo vẩy cứng (như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác), khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền, như:
Các tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính được nhà thầu tư vấn sử dụng để thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
d) Tổn thất mang tính thảm họa, như:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, hành động khủng bố, phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và bên thứ ba (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
5. Qui định bồi thường
Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:
1- Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi và mức khấu trừ;
2- Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường là giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất trừ đi giá trị thu hồi và mức khấu trừ.
Trong trường hợp có tổn thất, nếu doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện thấy: Số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm; bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị của tài sản được bảo hiểm. Nguyên tắc này áp dụng đối với từng hạng mục tài sản ghi trong Hợp đồng bảo hiểm.
Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như chi phí đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa cuối cùng và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa.