Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là gì?
Theo quy định của pháp luật liên quan, người tiêu dùng có quyền đòi bồi hoàn, bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao hàng. Người sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mà mình cung cấp ngay cả khi sản phẩm đó được cho, tặng trong chiến dịch khuyến mại.
Sản phẩm (được hiểu theo nghĩa rộng) có thể là bất kỳ hàng hóa, sản phẩm hoặc tài sản nào sau khi người được bảo hiểm đã chấm dứt quyền sở hữu hay giám sát, mà những hàng hóa, sản phẩm hay tài sản này được chế tạo, xây dựng, lắp đặt, lắp ráp, sửa chữa, phục vụ, xử lý, bán, cung cấp hay phân phối bởi người được bảo hiểm (bao gồm cả thùng đựng hàng của chúng loại trừ xe cơ giới)
Như vậy, bất kỳ nhà sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm, hàng hóa nào cũng có thể phải đối đầu với những khiếu nại về trách nhiệm sản phẩm mà các quy định trách nhiệm liên quan là hết sức ngặt nghèo ở nhiều thị trường tiêu thụ như là Mỹ, Canada…
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm (nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán buôn, người bán lẻ hay người cung cấp hàng hóa) đối với các thiệt hại về tài sản và sức khỏe mà sản phẩm của họ gây ra cho người tiêu dùng.
Thông thường DNBH bồi thường cho người được bảo hiểm các khoản sau:
1. Các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường với việc:
- Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau),
- Những tổn thất hay thiệt hại bất ngờ về tài sản gây nên bởi sản phẩm, hàng hóa do người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay thế, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng:
- Bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm,
- Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của DNBH đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi người được bảo hiểm bồi thường và việc bồi thường đó phù hợp với các quy định trong quy tắc bảo hiểm.
– Giới hạn trách nhiệm trong HĐBH thường bao gồm:
- Hạn mức trách nhiệm đối với tất cả các khoản bồi thường trả cho một hay nhiều bên nguyên đơn về một hay nhiều sự cố phát sinh từ nhiều hay có thể quy kết cho cùng một nguyên nhân,
- Hạn mức trách nhiệm đối với tất cả các thương tật về người và tổn thất hay thiệt hại về tài sản là hậu quả của tất cả các sự cố phát sinh trong cả một thồi hạn được bảo hiểm.
Nhiều trường hợp, tác hại của sản phẩm biểu hiện ngay tức thì trong hoặc sau khi sử dụng. Tuy vậy, cũng không loại trừ những trường hợp mà tác hại của việc sử dụng một sản phẩm nào đó chỉ xuất hiện sau nhiều năm sử dụng, như là một số dược phẩm. Vì thế, hiệu lực HĐBH thường được xác định trên cơ sở các khiếu nại phát sinh (Claims made basic).
Nguồn: internet