Thế nào là đường thủy nội địa? Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ bao gồm những loại nào? Các căn cứ pháp lý của bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa?
- Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nước CHXHCN Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải
- Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ là những hàng hóa được phân loại từ loại 1 đến loại 4 theo quy định tại điều 4 và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định 29/2005/NĐ – Chính phủ.
- Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hàng hóa chuyên chở của người kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa: người kinh doanh vận tải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ các trường hợp sau:
- Do đặc tính tự nhiên hay khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép
- Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi;
- Do nguyên nhân bất khả kháng
- Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng
- Quy định về trách nhiệm bồi thường của người kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa: người kinh doanh vận tải có nghĩa vụ:
- Giao vé cho hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải
- Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thỏa thuận theo hợp đồng, bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;
- Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng
- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết
- Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận hoặc có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra
- Quyết định số 99/2005/QĐ – BTC quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa bao gồm:
- Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách
- Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa đối với người thứ ba
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những tai nạn, thiệt hại nào ?
DNBH không bồi thường nếu tổn thất xảy ra trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của người bị hại, người được bảo hiểm hoặc người thừa hành của người được bảo hiểm như: đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên
- Phương tiện vi phạm lệnh cấm do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc hoạt động kinh doanh trái phép Vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông đường thủy, bao gồm:
- Người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên chịu ảnh hưởng của rượu bia ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi làm nhiệm vụ
- Phương tiện đi vào tuyến, luồng cấm
- Phương tiện chở khách, chở hàng quá tải
- Phương tiện không đủ khả năng hoạt động, không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật còn hiệu lực và không có giấy chứng nhận khả năng hoạt động khác còn hiệu lực theo yêu cầu của cơ quan đăng kiểm
- Phương tiện hoạt động ngoài phạm vi quy định.
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định
- Người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên không có bằng hoặc chứng chỉ theo quy định
- Do vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của phương tiện quá cũ kỹ hoặc hao mòn tựnhiên
- Phương tiện bị mắc cạn hoặc do con nước, thủy triều lên xuống trong lúc neo đậu
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn
- Thiệt hại đối với hàng hóa được chuyên chở trên phương tiện theo hợp đồng vận tải hàng hóa
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh
- Thiệt hại đối với tài sản đặt biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền và những giấy tờ có giá trị, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt DNBH không bồi thường các chi phí:
- Chi phí liên quan đến việc chậm trễ của phương tiện hoặc hàng hóa bị giảm giá trị, mất thị trường hoặc chủ phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của phương tiện được bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm theo HĐBH thân tàu đối với trường hợp thiệt hại gây ra cho tàu.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa bao gồm những loại giấy tờ tài liệu nào?
Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các loại sau:
- Yêu cầu bồi thường theo mẫu
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật thủy nội địa
- Giấy phép vận tải hành khách, vé hành khách, danh sách hành khách (nếu có) trong trường hợp bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách Giấy phép kinh doanh vân tải hàng hóa dễ cháy và dễ nổ
- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (tùy vào từng trường hợp cụ thể)
- Báo cáo tai nạn hoặc tổn thất và/hoặc
- Kháng nghị hàng hải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn hoặc bến, cảng đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi phương tiện đang trên hành trình)
- Biên bản giám định của DNBH hoặc người được DNBH ủy quyền
- Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giao thông đường thủy hoặc công an lập theo các quy định về giao thông đường thủy nội địa
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ và các giấy tờ liên quan đến các chi phí chăm sóc cứu chữa, giấy chứng tử của nạn nhân, các chứng từ điều trị, chi phí mai táng, khiếu nại và thỏa thuận bồi thường cho người thứ ba liên quan đến những chi phí đòi bồi thường
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại của tài sản như hóa đơn sữa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn, các hóa đơn chứng từ chứng minh các chi phí cần thiết mà người được bảo hiểm đã chủ ra để hạn chế tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của DNBH
- Những chứng từ, tài liệu khác như trích lục số hành trình, nhật ký máy, nhật ký thời tiết hay các giấy tờ khác của phương tiện được bảo hiểm (tùy vào từng trường hợp cụ thể)
Người thứ ba trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa bao gồm những người nào? DNBH có trách nhiệm đối với các loại thiệt hại, chi phí nào?
Đây là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng của chủ phương tiện nên người thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do phương tiện thủy nội địa gây ra, trừ những người sau:
- Chủ phương tiện, người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên của phương tiện
- Hành khách
DNBH có trách nhiệm đối với số tiền mà chủ phương tiện (người được bảo hiểm) phải bồi thường cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật, cụ thể bao gồm:
- Đối với thiệt hại về người: chi phí mà người được bảo hiểm phải trả theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá mức quy định trong Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đối với thiệt hại về tài sản: Trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện được xác định căn cứ vào thiệt hại thực tế về tài sản và mức độ lỗi của chủ phương tiện. Thiệt hại thực tế được tính căn cứ vào giá trị thị trường của tài sản bị tổn thất tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế
Các chi phí thực tế phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật và quyết định của Tòa án, bao gồm:
- Chi phí khi thực hiện nghĩa vụ hay các biện pháp cần thiết nhằm cứu sinh mạng trên đường thủy nội địa với điều kiện là người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý đối với các chi phí đó và các chi phí đó không thể đòi được từ người thứ ba
- Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra
- Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn
- Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách nhiệm đối với bên thứ ba
- Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy hay di chuyển xác phương tiện bị đắm (nếu có). DNBH chỉ chịu trách nhiệm về chi phí di chuyển xác phương tiện khi chủ phương tiện tuyên bố từ bỏ phương tiện.
Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách có trách nhiệm đối với các loại thiệt hại, chi phí nào? DNBH có chịu trách nhiệm bồi thường khi người kinh doanh vận tải hành khách có lỗi trong tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi
DNBH có trách nhiệm đối với các loại thiệt hại, chi phí sau:
- Những chi phí mà chủ phương tiện (người được bảo hiểm) phải trả theo quy định của pháp luật (nhưng không vượt quá mức quy định trong Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) do hành khách bị ốm đau, thương tật hoặc chết
- Những chi phí mà người được bảo hiểm phải gánh chịu theo quy định của pháp luật đối với hành khách do hậu quả tai nạn của phương tiện được bảo hiểm ngoài những chi phí đã quy định tại điểm 1, kể cả các chi phí đưa hành khách tới bến đến hoặc quay trở lại bến đi
- Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bồi thường cho hành khách; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo HĐBH giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm
Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách hiện nay chưa chịu trách nhiệm đối với trách nhiệm bồi thường của người kinh doanh vận tải hành khách do lỗi trong tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi của hành khách.