Lý do chọn bảo hiểm hàng hóa PVI

Hệ thống liên kết giám định toàn cầu (LLoyd) giúp khách hàng yên tâm cho những rủi vận chuyển quốc tế.

Lợi Ích Của Việc Mua Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu?

Vận chuyển giao thương hàng hóa là một khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Những mất mát, tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển là điều không thể tránh khỏi, và trong nhiều trường hợp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng những giải pháp bảo hiểm hàng hóa toàn diện, Bảo hiểm hàng hóa PVI giúp cho khách hàng:

  • Đảm bảo tài chính, ổn định chi phí kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển khi có tổn thất xảy ra với hàng hóa
  • Tạo tâm lý ổn định giúp các doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng đầu tư kinh doanh
  • Doanh nghiệp được hỗ trợ (kinh nghiệm/ nhân lực/ tài chính) trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất với hàng hóa
bảo hiểm hàng hóa bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bảo hiểm tàu bảo hiểm máy bay bảo hiểm hàng hóa pvi 2
DK TƯ VẤN NGAY

Đối Tượng Có Thể Mua Bảo Hiểm Hàng Hoá.

  • Người mua hàng, người bán hàng
  • Các nhà sản xuất, chế biến hàng hóa
  • Các nhà phân phối sản phẩm
  • Các Công ty vận tải, đại lý giao nhận vận tải (logistics)
  • Các ngân hàng
  • Biểu phí chiến tranh, đình công: Vui lòng tham khảo tại đây
  • Giấy yêu cầu bảo hiểm: Vui lòng tham khảo tại đây

QUYỀN LỢI BẢO HIỂM

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ”A”:

Bồi thường những tổn thất chung và chi phí cứu hộ, bởi BẤT KỲ nguyên nhân nào không nằm trong điều khoản loại trừ.

Quy tắc bảo hiểm “A”: Vui lòng tham khảo tại đây

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ”B”:

  • Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh tổn thất chung, ném hàng xuống biển hoặc nước cuống trôi.
  • Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi mạn tàu.
  • Bồi thường cho tổn thất chung, hai tàu đâm va cùng có lỗi

Quy tắc bảo hiểm “B”: Vui lòng tham khảo tại đây

Điều khoản bảo hiểm hàng hóa ”C ”:

Tổn thất, thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm có thể quy định hợp lý do: Cháy hoặc nổ, tàu thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp, phương tiện chuyên chở với bất kỳ vật thể bên ngoài nào không phải nước, dỡ hàng tại cảng lánh nạn, động đất núi lữa phun, sét đánh, hy sinh tổn thất chung, ném hàng xuống biển

Quy tắc bảo hiểm “C”: Vui lòng tham khảo tại đây

Điều khoản bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa:

Tổn thất, thiệt hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Quy tắc bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa: Vui lòng tham khảo tại đây

Phạm vi bảo hiểm mở rộng:

  • Mở rộng bảo hiểm chiến tranh, đình công hàng hóa
  • Mở rộng bảo hiểm chiến tranh, đình công cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
  • Mở rộng bảo hiểm đình công cho hàng thịt đông lạnh

PHÍ BẢO HIỂM

Phí Bảo Hiểm = Giá Trị Hàng Hoá * Tỷ Lệ Phí.

  1. Giá trị hàng hóa = 100% giá trị invoice hoặc 110% giá trị invoice
  2. Cơ sở định giá theo phương thức: FOB, CIF, CNF..v..v..
  3. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:
  • CIF = (C+F) / (1-R)
  • I = CIF x R
  • Trong đó I: phí bảo hiểm, C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB ), R: tỷ lệ phí bảo hiểm, F: giá cước vận chuyển.

CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA

  • Cháy, nổ, đâm va, đổ vỡ, trật bánh.
  • Hàng hóa bị rò chảy.
  • Hàng bị móp méo, cong vênh, rách bao bì.
  • Hàng thiếu hụt qua cân, thiếu hụt qua mớn nước
  • Hàng bị nước tràn, hàng bị tổn thất do nước mưa xâm nhập
  • Hàng bị bốc hơi, oxi hóa tự nhiên…..

CÁC LOẠI HÀNG HÓA CẦN MUA BẢO HIỀM

  • Hàng đóng container.
  • Hàng đông lạnh
  • Hàng chở rời, hàng lỏng, hàng xá
  • Hàng siêu trường, siêu trọng
  • Hàng đã qua sử dụng
bảo hiểm hàng hóa bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bảo hiểm tàu bảo hiểm máy bay bảo hiểm hàng hóa pvi 1

CÁC CHỨNG TỪ CẦN CUNG CẤP ĐỂ MUA BẢO HIỂM HÀNG HÓA

  1. Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa có chữ ký đóng dấu của Người mua bảo hiểm. Là bộ phận cấu thành của Hợp đồng BH/Đơn BH chứng minh người mua bảo hiểm đã yêu cầu bảo hiểm
  2. Hợp đồng mua bán và/hoặc Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn bán hàng nội địa. Phiếu mua hàng (PO)
  3. Tín dụng thư (Letter of Credit) – trong trường hợp mở L/C
  4. Vận tải đơn (Bill of Lading) hoặc Hợp đồng vận chuyển. Vận tải đơn là chứng từ quan trọng chứng minh người được bảo hiểm là chủ sở hữu lô hàng và là bằng chứng lô hàng đã vận chuyển.
  5. Phiếu đóng gói (Packing List)

ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ

  • Lỗi cố ý của Người được bảo hiểm.
  • Rò rĩ thông thường, hao hụt thông thường về trọng lượng.
  • Tổn thất chi phí do việc đóng gói, chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm không hợp lý.
  • Tổn thất do chi phí ẩn tỳ, nội tỳ của đối tượng bảo hiểm.
  • Tổn thất thiệt hại chi phí do người sở hữu không đủ khả năng thanh toán hoặc khó khăn về tài chính.
  • Tổn thất hay thiệt hai do sữ dụng vũ khí chiến tranh.
  • Không đủ khả năng đi biển của tàu, do sự không phù hợp của tàu, máy bay, phương tiện vận chuyển.
  • Không bồi thường tổn thất do chiến tranh, nội chiến, đình công, bắt giữ ( trừ khi có thòa thuận riêng)

THỦ TỤC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM

Trong trường hợp xảy ra rủi ro, mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa được bảo hiểm, Người được bảo hiểm (NĐBH) cần nhanh chóng thông báo cho Bảo hiểm PVI theo Đường dây nóng/số điện thoại được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm để được hỗ trợ và hướng dẫn các bước tiếp theo trong việc thu thập đầy đủ hồ sơ khiếu nại, bồi thường.

Đồng thời, ngay sau khi phát hiện tổn thất, mất mát đối với hàng hóa, NĐBH cần lưu ý:

  1. Ngay lập tức khiếu nại đối với Người chuyên chở, Chính quyền cảng hay Người nhận ủy thác hàng hóa đối với bất cứ kiện hàng nào bị mất
  2. Trừ khi có thư kháng nghị, trong mọi trường hợp không được cấp giấy biên nhận hoàn chỉnh cho những hàng hóa có hiện tượng nghi vấn
  3. Khi giao container phải đảm bảo rằng container còn nguyên vẹn và phải được các nhân viên có chức năng kiểm tra. Nếu nhận container bị tổn thất, niêm phong bị gãy vỡ, mất mát hoặc khác với sự miêu tả trong chứng từ vận tải thì phải lập giấy giao nhận đúng như tình trạng như vậy và giữ lại tất cả các niêm phong không bình thường và gãy vỡ đó để điều tra sau này
  4. Yêu cầu đại diện Người chuyên chở hay Người nhận ủy thác hàng hóa tham gia chứng kiến việc giám định ngay khi phát hiện hàng hóa có hiện tượng mất mát hoặc hư hỏng. Qua giám định nếu thấy thực tế có tổn thất thì phải lập hồ sơ khiếu nại họ
  5. Gửi giấy báo cho đại diện Người chuyên chở hay Người nhận ủy thác hàng hóa trong vòng 3 ngày sau khi nhận hàng nếu tổn thất thuộc loại khó phát hiện vào thời gian nhận hàng

Hỗ trợ dịch vụ 24/7, xin Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0931 48 1818