Bảo hiểm chảy nổ bắt buộc

Lý do chọn bảo hiểm Cháy, Nổ bắt buộc PVI

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của Nhà nước.

Mục đích của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ra đời nhằm san sẻ rủi ro và khắc phục sự cố để ổn định kinh doanh và là hạng mục không thể thiếu đối với việc kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy với mỗi cơ sở kinh doanh của lực lượng chức năng.

Là loại hình bảo hiểm cho các tổn thất tài sản, nhà cửa, kho hàng….. gây ra bởi rủi ro cháy nổ, hỏa hoạn. Được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 và cập nhật mới nhất theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 23/2018/NĐ-CP  nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và an sinh xã hội.

bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bảo hiểm cháy nổ pvi 1
DK TƯ VẤN NGAY

Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Cháy Nổ

  • Các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ được quy định trong Nghị định 97/2021/NĐ-CP.
  • Nhà cửa, công trình kiến trúc và các trang thiết bị;
  • Máy móc thiết bị;
  • Hàng hoá, vật tư và các tài sản khác.
  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Vui lòng tham khảo tại đây
  • Danh mục cơ sở: Vui lòng tham khảo tại đây
  • Giấy yêu cầu bảo hiểm. Vui lòng tham khảo tại đây

QUYỀN LỢI BẢO HIỂM

PVI có thể hỗ trợ thêm chi phí cần thiết nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy. Ngoài ra cũng sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm cả chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy nếu những chi phí này được ghi rõ trong giấy CNBH là được bảo hiểm và người được bảo hiểm đã nộp thêm phí bảo hiểm theo tỷ lệ phí đã quy định

CÁC RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC

  • Rủi ro “A”: Hoả hoạn; sét đánh, nổ
  • Rủi ro “B”: Nổ
  • Rủi ro “J”: Đâm va do xe cộ và súc vật
  • Rủi ro “D”: Gây rối, đình công, bế xưởng
  • Rủi ro “E”:Thiệt hại do hành động ác ý
  • Rủi ro “F”: Động đất hay núi lửa phun
  • Rủi ro “G”: Giông và bão
  • Rủi ro “C”: Máy bay hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng
  • Rủi ro “H”: Giông, bão, lụt
  • Rủi ro “I”: Tràn nước từ các bể và thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước

CÁCH TÍNH PHÍ CHÁY NỔ BẮT BUỘC

Phí bảo hiểm = Giá trị tài sản X Tỷ lệ phí

  • Giá trị tài sản được xác định như mục bên.
  • Tỷ lệ phí: Được quy định theo bảng tỷ lệ phí của Nghị định 97/2021/NĐ-CP.

CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO HIỂM

Giá trị tài sản là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thoả thuận.
  • Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm

Lưu ý:
Tài sản được bảo hiểm phải thõa mãn các điều kiện sau:
– Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý của người được bảo hiểm và phải được ghi trong danh mục tài sản kèm theo Giấy yêu cầu bảo hiểm.
– Tài sản phải ở trong khu vực được bảo hiểm ghi trong danh mục tài sản kèm theo Giấy yêu cầu bảo hiểm.

THỦ TỤC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG

Hướng dẫn khi xảy ra cháy nổ:

  • Báo động cho mọi người biết
  • Cúp cầu dao tổng khu vực bị cháy
    Dùng vật dụng tại chỗ để dập lửa (Bình khí CO2, nước, cát…)
  • Gọi 114 để nhận được sự trợ giúp từ cảnh sát PCCC & CNCH
  • Phối hợp với mọi người để cứu chữa người bị nạn. Di chuyển tài sản có giá trị cách ly với đám cháy.
  • Phân công người giữ liên lạc với lực lượng PCCC. Cung cấp thông tin, phối hợp với lực lượng PCCC để triển khai chữa cháy một cách nhanh và chính xác nhất.

Hướng dẫn yêu cầu bồi thường:

  • Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
  • Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
  • Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
  • Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
  • Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.

BẢO HIỂM MỞ RỘNG GIÁN ĐOẠN KINH DOANH

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được thiết kế nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước những tổn thất tài chính phát sinh trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, đình trệ do hậu quả của thiệt hại tài sản gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm Tài sản.

Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh bồi thường cho:

  • Mất mát về lợi nhuận;
  • Chi phí phụ trội phát sinh để giảm thiểu tổn thất thu nhập như thuê địa điểm kinh doanh tạm thời; thuê thêm nhân công; …
  • Các khoản chi phí cố định vẫn phải chi trả trong giai đoạn gián đoạn kinh doanh như: Tiền thuê địa điểm làm việc, tiền lương, tiền trả lãi ngân hàng, khấu hao tài sản, …
  • Là hậu quả trực tiếp của sự gián đoạn kinh doanh phát sinh bởi thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm (do các rủi ro được bảo hiểm gây ra)

(Chỉ áp dụng với điều kiện doanh nghiệp tham gia một trong số các chương trình bảo hiểm sau: cháy nổ bắt buộc, cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm tổn thất vật chất bất ngờ, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp)

 

Mọi chi tiết, xin Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0931 48 1818 

Hỗ trợ dịch vụ 24/7

bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bảo hiểm cháy nổ pvi 2

DANH MỤC CƠ SỞ MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC

Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ Tỷ lệ phí bảo hiểm/năm(%)
Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo 0,05
Bệnh viện, nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác 0,05
Trung tâm hội nghị, nhà rạp hát, hội trường nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc; nhà thi đấu thể thao trong nhà; sân vận động, vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người; công trình công cộng khác
Vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người 0,4
Rạp chiếu phim; nhà thi đấu thể thao trong nhà; sân vận động 0,15
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp xiếc; công trình công cộng khác 0,1
Bảo tàng, thư viện, triển lãm, cơ sở nhà lưu trữ; di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà hội chợ
Bảo tàng, thư viện, nhà lưu trữ; di tích lịch sử, công hình văn hóa 0,075
Triển lãm; nhà hội chợ 0,12
Chợ kiên cố, bán kiên cố; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa
Trung tâm thương mại 0,06
Siêu thị, cửa hàng bách hóa 0,08
Chợ kiên cố, bán kiên cố 0,5
Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông 0,075
Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển 0,07
Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe; bãi đỗ; gara ô tô; nhà ga hành khách đường sắt; ga hàng hóa đường sắt
Cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe; bãi đỗ; nhà ga hành khách đường sắt 0,1
Gara ô tô; ga hàng hóa đường sắt 0,12
Cảng hàng không 0,08
Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ
Nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động (springkler), nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ 0,05
Nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) 0,1
Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác 0,05
Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm, công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ 0,4
Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được 0,35
Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. 0,3
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt 0,3
Nhà máy điện, trạm biến áp từ 110 KV trở lên
Nhà máy nhiệt điện 0,1
Nhà máy thủy điện, nhà máy phong điện và nhà máy điện khác 0,07
Trạm biến áp 0,12
Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay 0,1
Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được
Kho hàng hóa, vật tư cháy được 0,2
Hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được 0,075
Bãi hàng hóa, vật tư cháy được 0,1
Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính
a) Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C (trừ công trình sản xuất gỗ, giầy) 0,2
b) Công trình sản xuất gỗ 0,5
c) Công trình sản xuất giầy 0,35
Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ D, E 0,15
Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có hạng mục, bộ phận mà trong quá trình hoạt động thường xuyên có chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khí cháy 0,167
Chất lỏng 0,2
Bụi hay xơ cháy được; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được 0,7
Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau 0,6
Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với oxy trong không khí 0,5