Đối tượng nào phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?

 Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là gì? Đối tượng nào phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường? Đối tượng được bảo hiểm bởi bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là gì?

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trách nhiệm pháp lý pvi
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trách nhiệm pháp lý pvi

1. Hoạt động bảo vệ môi trường là gì?

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.

2. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm bồi thường đối với bên mua bảo hiểm với việc chi trả cho hoạt động khôi phục khi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đất, nước, không khí và thiệt hại về đa dạng sinh học. Và đây cũng là bảo hiểm cho những tổn thất phát sinh do tình trạng ô nhiễm từ những địa điểm mà người được bảo hiểm sở hữu hay hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm môi trường còn là công cụ linh hoạt, mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ các công ty quản lý rủi ro về môi trường.

3. Đối tượng nào phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 19/2015/NĐ-CP (Sửa đổi tại Nghị định 40), 

Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật:

  1. Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;
  2. Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;
  3. Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
  4. Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại Phụ lục II Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP (có trích dẫn dưới đây).

Đối tượng không thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục II Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này được lựa chọn mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.

4. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm đối với các chi phí phát sinh để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường trong các trường hợp sau:

  1. Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
  2. Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
  3. Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
  4. Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.

Phạm vi môi trường bị tác động được xác định tùy theo loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm.

5. Danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG PHẢI MUA BẢO HIỂM

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG

STT

Loại hình hoạt động

Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1

Hoạt động dầu khí (bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí)

Tất cả

2

Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ và các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam

Tàu biển có dung tích trên 1.000 GT

3

Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu

3.1

Sản xuất hóa chất cơ bản

Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.2

Sản xuất phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn)

Công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.3

Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.4

Sản xuất ắc quy

Công suất từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên

3.5

Lọc, hóa dầu

Từ 10.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

4

Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại

Tất cả

6. Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ

DANH MỤC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ

  1. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày (24 giờ) trở lên đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên.
  2. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung.
  3. Xử lý chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải nguy hại.
  4.  Xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng.
  5. Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác.
  6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.Di dời, chuyển đổi hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  7. Quan trắc môi trường.
  8. Dịch vụ hỏa táng, điện táng.
  9. Giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, phế liệu nhập khẩu, máy móc, thiết bị, công nghệ.
  10. Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
  11. Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại).
  12. Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.
  13. Sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục; thiết bị đo đạc, lấy mẫu và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
  14. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận nhãn sinh thái.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *