Bảo hiểm Trách Nhiệm Ô Nhiễm Môi Trường

Lý do chọn gói bảo hiểm này

 Bảo hiểm trách nhiệm gây ô nhiễm môi trường tại cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho các chủ sở hữu, người quản lý và người vận hành các cơ sở khác nhau. Cho dù trách nhiệm phát sinh từ từ, đột ngột hay bất ngờ, thì khách hàng luôn được bảo vệ đầy đủ.

Sản phẩm này giúp doanh nghiệp:

An tâm trong sản xuất kinh doanh khi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

DK TƯ VẤN NGAY

THÔNG TIN CHUNG

QUYỀN LỢI BẢO HIỂM

Bảo hiểm Tình trạng Ô nhiễm mới chỉ bảo hiểm cho yêu cầu bồi thường và chi phí khắc phục đối với:

  • Bảo hiểm ô nhiễm bất ngờ, ngẫu nhiên và ô nhiễm dần dần 
  • Bảo hiểm chi phí khắc phục ô nhiễm trên, tại, hoặc bắt nguồn từ các địa điểm được bảo hiểm (chi phí khắc phục của bên thứ nhất/bên được bảo hiểm & bên thứ ba) 
  • Bảo hiểm thiệt hại tài sản của bên thứ ba bao gồm cả giảm giá trị 
  • Bảo hiểm thiệt hại tài nguyên thiên nhiên 
  • Bảo hiểm các khoản tiền phạt & hình phạt 
  • Bảo hiểm ứng phó khẩn cấp 

Phạm vi bảo hiểm (tùy chọn một trong các phạm vi):

  1. PHẠM VI BẢO HIỂM A – Chi phí xử lý ô nhiễm tại địa điểm bảo hiểm đối với tình trạng ô nhiễm sẵn có
  2. PHẠM VI BẢO HIỂM B – Chi phí xử lý ô nhiễm tại địa điểm bảo hiểm đối với tình trạng ô nhiễm mới
  3. PHẠM VI BẢO HIỂM C – Các khiếu nại của bên thứ ba đối với tổn thương thân thể và thiệt hại tài sản tại địa điểm bảo hiểm
  4. PHẠM VI BẢO HIỂM D – Các khiếu nại của bên thứ ba đối với chi phí xử lý ô nhiễm ngoài địa điểm bảo hiểm phát sinh từ tình trạng ô nhiễm sẵn có
  5. PHẠM VI BẢO HIỂM E – Các khiếu nại của bên thứ ba đối với chi phí xử lý ô nhiễm ngoài địa điểm bảo hiểm phát sinh từ tình trạng ô nhiễm mới
  6. PHẠM VI BẢO HIỂM F – Các khiếu nại của bên thứ ba đối với tổn thương thân thể và thiệt hại tài sản ngoài địa điểm bảo hiểm
  7. PHẠM VI BẢO HIỂM G – Các khiếu nại của bên thứ ba đối với tổn thương thân thể và thiệt hại tài sản hoặc chi phí xử lý ô nhiễm tại địa điểm không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm
  8. PHẠM VI BẢO HIỂM H – Các khiếu nại của bên thứ ba đối với tổn thương thân thể và thiệt hại tài sản hoặc chi phí xử lý ô nhiễm ngoài địa điểm không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm
  9. PHẠM VI BẢO HIỂM I – Các tình trạng ô nhiễm phát sinh từ hàng hóa vận chuyển
  10. PHẠM VI BẢO HIỂM J – Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh – tổn thất thực tế hoặc tổn thất giá trị thuê mướn (chỉ áp dụng khi đã tham gia bảo hiểm tại PHẠM VI BẢO HIỂM A, B hoặc cả hai phạm vi bảo hiểm này

Vai trò của bảo hiểm môi trường 

Nhiều năm qua, Chính phủ và Quốc hội đã ban hành nhiều cơ sở pháp lý về vấn đề bảo vệ môi trường và khắc phục nếu xảy ra sự cố môi trường. Trong đó, Luật bảo vệ môi trường 2020 (Điều 122, khoản 1) đã đề cập cụ thể hơn tới trách nhiệm của chủ đầu tư các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về các hoạt động phòng chống giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của mình

Cụ thể hơn, Điều 130, Nghị định 08/2022/NĐ-CP chỉ rõ: “Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.”

Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường đã được Chính phủ chỉ định trở thành sản phẩm bảo hiểm môi trường bắt buộc đối với một số doanh nghiệp thuộc các ngành, nghề có rủi ro cao gây ô nhiễm từ tháng 8/2022.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm này:

Bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường của PVI chi trả cho hoạt động khôi phục khi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đất, nước, không khí và thiệt hại về đa dạng sinh học. Bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường còn là công cụ linh hoạt, mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ chủ doanh nghiệp, các công ty quản lý rủi ro về môi trường có thể xảy ra hoặc đang xảy ra. Bên cạnh đó loại hình này giúp cho doanh nghiệp tuân thủ theo qui định nếu ngành nghể sản xuất được qui định bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm được qui định dưới đây.

Danh mục ngành yêu cầu mua bảo hiểm môi trường bắt buộc

Theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, có thể tìm thấy danh sách chi tiết các doanh nghiệp thuộc diện chỉ định bắt buộc mua bảo hiểm môi trường với các mức công suất khác nhau dưới đây:

– Làm giàu, chế biến khoáng sản độc hại, khoáng sản kim loại; chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất độc hại.Từ 200.000 tấn quặng làm nguyên liệu đầu vào/năm trở lên.
– Sản xuất thủy tinh (trừ loại hình sử dụng nhiên liệu khí, dầu DO). Từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu). Từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất bột giấy, sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế hoặc từ sinh khối. Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón hóa học (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), hóa chất bảo vệ thực vật (trừ phối trộn, sang chiết). Từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi). Từ 50.000.000 m2/năm trở lên.
– Sản xuất da (có công đoạn thuộc da); thuộc da. Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên.
– Lọc, hóa dầu. Từ 1.000.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Nhiệt điện than. Từ 600 MW trở lên.
– Sản xuất than cốc. Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Khí hóa than. Từ 50.000 m3 khí/giờ trở lên.
– Tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường. Từ 500 tấn/ngày trở lên.
– Tái chế, xử lý chất thải nguy hại; phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
– Mạ có công đoạn làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất. Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất pin, ắc quy. Từ 600 tấn sản phẩm hoặc 200.000 KWh/năm trở lên.
– Sản xuất xi măng. Từ 1.200.000 tấn/năm trở lên.
– Chế biến mủ cao su. Từ 15.000 tấn/năm trở lên.
– Sản xuất tinh bột sắn, bột ngọt. Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất bia, nước giải khát có gas. Từ 30 triệu lít sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất cồn công nghiệp. Từ 02 triệu lít sản phẩm/năm trở lên.
– Sản xuất đường mía. Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Chế biến thủy, hải sản. Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp. Từ 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 10.000 gia cầm/ngày trở lên.
– Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp. Từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên.
– Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử. Từ 01 triệu thiết bị, linh kiện/năm hoặc 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

TẠI SAO LỰA CHỌN PVI

Là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu và giàu kinh nghiệm nhất tại Việt Nam, Bảo hiểm PVI là nơi tin cậy để tư vấn cho doanh nghiệp về diện phải mua bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường, với hạn mức và quyền lợi mở rộng hấp dẫn kèm theo phí bảo hiểm cạnh tranh, giúp doanh nghiệp yên tâm cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình vẫn đáp ứng được yêu cầu pháp lý từ Nhà nước và Chính phủ.

Hãy liên hệ ngay để được tư vấn báo giá hôm nay.
Hotline tư vấn: 0931 48 1818